Chuyển đến nội dung chính

Hoạt động thu hút khách du lịch Hàn Quốc tại thị trường du lich Hà Nội


Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước Hàn Quốc - tìm hiểu nét đặc trưng và các sở thích tiêu dùng của khách du lịch Hàn Quốc. Phân tích mối quan hệ hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc về các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, du lịch… tạo cơ sở cho hoạt động thu hút khách du lịch Hàn Quốc. Phân tích thực trạng hoạt động thu hút khách du lịch Hàn Quốc: điều kiện thu hút và tình hình khách du lịch Hàn Quốc đến Hà Nội, các chương trình, dịch vụ du lịch phục vụ khách Hàn Quốc, công tác xúc tiến, triển khai các dự án đầu tư du lịch, sự phối hợp giữa sở Văn hóa Thể thao Du lịch với các doanh nghiệp du lịch tạo thị trường tốt cho khách du lịch. Đánh giá chung về hoạt động này. Đưa ra các quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch Hà Nội, đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút khách du lịch Hàn Quốc đến Hà Nội như: Phát huy vai trò định hướng cho doanh nghiệp xây dựng sản phẩm du lịch phù hợp với thị hiếu khách; triển khai đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực phục vụ khách du lịch Hàn Quốc; tăng cường hoạt động xúc tiến sang thị trường Hàn Quốc; tăng cường hoạt động thanh tra, quản lý doanh nghiệp kinh doanh du lịch; đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm; phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm….
Authors:

Mai, Chánh Cường
Keywords: Du lịch học
Hà Nội
Hàn Quốc
Issue Date: 2008
Publisher: Đại học Quốc gia Hà Nội
Citation: 127 tr.
URI:

http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/17471
Appears in Collections:Luận văn - Luận án (LIC)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Một số biến đổi ở làng xã châu thổ sông Hồng từ đầu thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX (qua trường hợp làng Mễ Trì)

Authors: Kim, Jong Ouk Keywords:  Châu thổ Sông Hồng Làng xã Lịch sử Việt Nam Văn hóa Issue Date:  2009 Publisher:  Đại học Quốc gia Hà Nội Citation:  219 tr. URI:  http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/17516

Nghiên cứu các điều kiện để phát triển du lịch thiền (Zen Tourism) ở Việt Nam

Authors: Nguyễn, Thùy Lan Keywords:  Du lịch thiền Việt Nam Du lịch học Issue Date:  2009 Publisher:  Đại học quốc gia Hà Nội Citation:  123 tr. Abstract:  Khái quát sự ra đời của đạo Phật, giáo lý đạo Phật và sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam. Nghiên cứu nguồn gốc của phái Thiền Tông và các phương pháp tu thiền của phái Thiền Tông tại Việt Nam. Trình bày khái niệm, đặc điểm, vai trò của du lịch thiền và đưa ra một số hoạt động du lịch thiền ở một số nước trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Nghiên cứu về các điều kiện và khả năng phát triển du lịch thiền ở Việt Nam như: tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất, lao động, nguồn khách và chủ trương chính sách của nhà nước về phát triển du lịch thiền ở Việt Nam, đánh giá những thuận lợi và khó khăn của các điều kiện trên. Đề xuất các biện pháp nhằm xây dựng và khai thác du lịch thiền ở Việt Nam trong thời gian tới như: xây dựng tour du lịch Thiền Hà Nội - Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên - Hà Nội; Hà Nội - T

Quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng ta về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn hiện nay

Phân tích một số vấn đề về tư duy lý luận và đổi mới tư duy lý luận - làm rõ tính tất yếu của việc đổi mới tư duy lý luận của Đảng ta. Nghiên cứu quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng ta về chủ nghĩa xã hội (CNXH) và định hướng con đường đi lên CNXH ở nước ta thông qua các Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ về đổi mới. Đưa ra một số quan điểm cơ bản: Nắm vững quan điểm và tinh thần của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh áp dụng vào bối cảnh thực tiễn và hội nhập thế giới để tìm ra hướng phát triển cho riêng mình; quá trình đổi mới phải tuân thủ và quán triệt đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước quản lý; đổi mới phải dựa trên yếu tố đặc thù của dân tộc. Trình bày một số giải pháp về quá trình đổi mới như đổi mới tư duy lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH phải lấy thực tiễn làm gốc, làm điểm xuất phát, phải đồng bộ hóa giữa việc chỉ đạo và thực hiện quá trình triển khai hệ thống lý luận,